Viêm gan A có lây không? Làm cách nào để phòng ngừa?

Viêm gan A là một căn bệnh nhiễm trùng của gan gây ra bởi virus viêm gan A. Virus lây lan qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc với người mang mầm mống bệnh. Bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng tiêm phòng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp kiến thức cơ bản về bệnh. Chính vì thế sẽ hứa hẹn giúp bạn đọc hiểu về đường lây, cách ngăn ngừa bệnh.
1. Viêm gan là gì?
Viêm gan là hiện tượng các tế bào gan bị tổn thương và viêm nhiễm trong mô gan. Nó thường được gây ra do nhiễm virus, quá trình tự miễn dịch, thuốc, chất độc và rượu… Bệnh diễn tiến trong âm thầm và chỉ khi bộc phát nặng nề mới có các triệu chứng rõ ràng khiến bệnh nhân khó chủ động chữa trị và có thể biến chứng thành xơ gan, ung thư gan…
Gan là cơ quan quan trọng trong cơ thể, giữ nhiệm vụ luân chuyển dưỡng chất, lọc máu và chống sự nhiễm trùng. Khi gan bị viêm hay bị phá hủy thì chức năng của gan cũng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực.
Uống nhiều rượu, nhiễm độc, thuốc, và một số bệnh lý khác có thể là nguy cơ gây ra viêm gan. Tuy nhiên, viêm gan chủ yếu là do virus gây ra. Những loại virus thường gặp là virus viêm gan A, B, C. Mặc dù viêm gan virus thường có triệu chứng giống nhau, nhưng lại lây nhiễm và điều trị khác nhau. Một số loại virus gây bệnh cảm nặng nề hơn loại khác.
2. Viêm gan A là gì?
Viêm gan A là sự viêm nhiễm của gan gây ra bởi virus viêm gan A. Bệnh có thể tránh bằng chủng ngừa. Người nhiễm có thể gặp phải triệu chứng trong 3 - 4 tuần đến vài tháng. Dù vậy bệnh nhân thường sẽ hồi phục hoàn toàn và không có tổn thương gan về lâu. Tình trạng hiếm gặp hơn, viêm gan A có thể gây suy gan cấp và thậm chí tử vong. Điều này thường gặp ở người già và người đang mắc bệnh, như là bệnh gan mãn tính.

Viêm gan A: Con đường truyền nhiễm và cách phòng ngừa
Năm 1996, nhờ sự có mặt của vắc xin, số ca viêm gan A đã giảm đáng kể. Nhưng gần đây, số người mắc bệnh lại tăng lên. Điều này do tiếp xúc người với người, đặc biệt ở người nghiện thuốc, vô gia cư, quan hệ đồng giới nam.
3. Những dấu hiệu và triệu chứng để phát hiện viêm gan A
Đa phần không phải tất cả người bệnh đều xuất hiện những biểu hiện này. Một vài người có thể xuất hiện ngay khi mới mắc bệnh. Nhưng thông thường một số khác bệnh tiến triển nặng nề thì mới có những triệu chứng này.
Các biểu hiện điển hình như:
Da vàng
Vàng tròng trắng mắt
Phân nhạt màu
Nước tiểu đậm màu
Ngứa ngáy toàn thân

Những triệu chứng khi mắc viêm gan A
Một số triệu chứng khác có thể đi cùng theo như:
Mệt mỏi
Biếng ăn
Buồn nôn
Ói mửa
Sốt nhẹ
Đau bụng dưới
Các dấu hiệu này thường kéo dài trong khoảng dưới 2 tháng, vài trường hợp lên tới 6 tháng rồi tự biến mất. Khi bạn gặp phải những triệu chứng trên thì nên đi gặp bác sĩ để được cho ý kiến và thực hiện các xét nghiệm liên quan.
Nếu bạn tiếp xúc với virus viêm gan A thì nên chủng ngừa hoặc áp dụng các biện pháp ngăn ngừa trong vòng 2 tuần sau khi tiếp xúc. Hãy hỏi bác sĩ hoặc trung tâm y tế địa phương để được tiêm phòng viêm gan A nếu:
Bạn đi du lịch gần khu vực Mexico, Nam Mỹ, khu vực trung tâm nước Mỹ hoặc các nước có chất lượng vệ sinh thấp.
Khu vực bạn đang sinh sống thông báo về dịch viêm gan A đang lan truyền mạnh mẽ.
Người sống cùng với bạn hoặc chăm sóc bạn mà nhiễm virus viêm gan A.
Có quan hệ tình dục với người mang virus viêm gan.
Bài viết cùng chủ đề: https://bacsy.webflow.io/bai-viet/dau-hieu-nhan-biet-benh-phu-khoa-khong-nen-bo-qua
4. Nguyên nhân gây ra bệnh là gì?
Bệnh viêm gan A gây ra bởi virus viêm gan A. Những con đường lan truyền chính của virus viêm gan A gồm:
Ăn thức ăn chế biến sẵn bởi người bị viêm gan A không rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh
Uống nước tại nguồn nước ô nhiễm
Ăn sò, ốc sống ở nguồn nước ô nhiễm
Tiếp xúc thường xuyên với người bệnh viêm gan A
Quan hệ tình dục với người đang mang virus

Ăn sò, ốc sống ở nguồn nước ô nhiễm
5. Bệnh này lây lan như thế nào?
Virus viêm gan A được phát hiện thấy trong phân và máu của người nhiễm. Vì thế, virus thường lây truyền qua đường ăn uống, thường gặp ở:
Tiếp xúc người với người
Virus lây truyền khi tiếp xúc gần với người nhiễm, như quan hệ tình dục, chăm sóc người bệnh. Virus lan truyền rất mạnh mẽ, người nhiễm có thể truyền virus ngay cả khi họ chưa xuất hiện triệu chứng.
Ăn uống thực phẩm nhiễm bệnh
Thực phẩm có thể nhiễm virus vào bất cứ lúc nào. Bao gồm: trồng, thu hoạch, sản xuất, đóng gói và thậm chí sau khi nấu chín. Thức ăn, nước uống sẽ dễ lây nhiễm bệnh hơn ở những khu vực có tần suất bệnh cao.
6. Chẩn đoán và điều trị bệnh?
Hầu như không phải ai nhiễm virus đều có triệu chứng. Người lớn thường dễ có dấu hiệu bệnh hơn trẻ em. Nếu có, triệu chứng thường xuất hiện trong 2 đến 7 tuần sau nhiễm. Bao gồm:
Vàng da vàng mắt
Lười ăn
Dạ dày khó chịu
Buồn nôn
Đau dạ dày
Sốt
Nước tiểu sẫm màu
Phân nhạt màu
Tiêu chảy
Đau cơ xương khớp
Mệt mỏi
Những triệu chứng này ít khi kéo dài đến hơn 2 tháng. Tuy nhiên có vài trường hợp có thể bệnh hơn 6 tháng.
Bác sĩ có thể phòng chẩn viêm gan siêu vi A nhờ vào thăm khám và xét nghiệm máu. Điều trị thường là ngoại trú: thư giãn tinh thần, chế độ ăn đầy đủ, bù đủ nước. Những trường hợp nặng cần phải nhập viện.
Xem thêm:
https://www.forexfactory.com/careplsvn
7. Biện pháp hỗ trợ quá trình điều trị viêm gan A
Một số biện pháp hỗ trợ trong quá trình điều trị để bệnh tiến triển theo chiều hướng tốt được các bác sĩ khuyên như:
Hãy rửa tay nếu như bạn bị viêm gan A hoặc chăm sóc cho người bị viêm gan A đặc biệt là tiếp xúc với phân của người bệnh
Hãy dùng riêng dụng cụ ăn uống
Rửa tay sau khi thay tã hoặc làm việc tại trung tâm chăm sóc sức khỏe, nhà hàng
Hãy có những biện pháp phòng chống đúng cách như găng tay, kính mát nếu bạn tiếp xúc với phân hay dịch của người bệnh do đặc tính công việc
Nếu những triệu chứng không dứt trong vòng 4 tuần, hãy gọi cho bác sĩ
Bạn sẽ cần nghỉ ngơi nhiều vì hầu hết những người bị viêm gan A thường hay mệt mỏi
Bạn cũng có thể bị buồn nôn và dẫn đến không muốn ăn uống. Chính vì vậy, bạn hãy ăn những thức ăn dồi dào dưỡng chất để cơ thể có đủ năng lượng chẳng hạn như uống nước trái cây hoặc sữa
Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn biến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn
Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự động uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
8. Phòng ngừa bệnh bằng cách nào ?

Tiêm vắc xin là cách ngăn ngừa viêm gan A hiệu quả nhất
Viêm gan A hoàn toàn có thể phòng tránh bằng vaccine. Tiêm chủng rất an toàn và hiệu quả. Một liệu trình đủ cần 2 mũi tiêm, cách nhau 6 tháng. Tiêm đủ liều sẽ bảo vệ cơ thể chống lại virus. Khuyến khích chủng ngừa viêm gan A cho:
Những trẻ dưới 1 tuổi
Người du lịch đến nơi có tần suất nhiễm bệnh cao
Quan hệ đồng giới nam
Bệnh nhân có bệnh gan mãn tính, gồm cả viêm gan B và viêm gan C.
Tiền sử có rối loạn đông máu
Có tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm
Người vô gia cư
Người nghiện thuốc
Bạn có thể phòng ngừa lập tức sau khi tiếp xúc với virus. Nếu phát hiện mình có tiếp xúc với virus trong vòng 2 tuần, hãy đến bác sĩ để được tiêm chủng. Một liều đơn độc của vaccine sẽ giúp phòng chống bệnh sau phơi nhiễm 2 tuần. Tùy thuộc độ tuổi và thể trạng sức khỏe, bác sĩ có thể yêu cầu bổ sung globulin miễn dịch.

Rửa tay có nhiệm vụ quan trọng trong phòng ngừa bệnh Viêm gan A
Rửa tay có vai trò quan trọng trong chống lại bệnh Viêm gan A. Thực hiện rửa tay đúng chuẩn. Đặc biệt rửa tay bằng xà phòng và nước ấm sau khi đi vệ sinh, thay tã, trước và sau ăn. Điều này rất quan trọng trong phòng tránh sự lan truyền của virus, bao gồm virus viêm gan A.
Bệnh viêm gan siêu vi A hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng chủng ngừa. Hãy đến bệnh viện để được tiêm chủng ngay khi bạn nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ nhiễm bệnh cao. Cũng như đến khám bác sĩ khi bạn có những triệu chứng của bệnh.
Bài viết tham khảo: https://careplusvn.com/vi/vi-sao-me-nen-sieu-am-tim-bam-sinh-trong-thai-ky%E2%80%8D