Thế nào là huyết áp kẹt? Có nguy hiểm không?

Trong tất cả các bệnh lý về huyết áp thì vấn đề gặp phải và quan tâm nhiều nhất là các vấn đề xoay quanh bệnh tăng huyết áp và huyết áp thấp mà ít khi chú tâm đến huyết áp kẹt.

1. Huyết áp kẹt là gì?

Huyết áp là tình trạng áp lực của mạch máu lên thành mạch được thể hiện qua 2 thông số cơ bản: Sức co bóp của tim – Số tối đa và sức cản của thành động mạch – Số tối thiểu.

Huyết áp kẹt hay còn gọi là huyết áp kẹp, là hiện tượng khi hiệu số giữa huyết áp tâm thu trừ đi huyết áp tâm trương bằng 20mmHg trở xuống. Khi hiệu số này không lớn hơn 25mmHg cũng được xếp vào huyết áp kẹt.

Huyết áp kẹt xảy ra khi giảm huyết áp tâm thu hoặc tăng huyết áp tâm trương.

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, huyết áp kẹt sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng

Ví dụ:

Người bình thường chỉ số huyết áp là 130/ 80 mmHg nhưng bởi vì một vấn đề bệnh lý nào đó , huyết áp tâm thu giảm từ 130 mmHg xuống còn 100mmHg. Khi đó hiệu số giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương là 100 - 80 = 20 (mmHg). Lúc này xảy ra hiện tượng huyết áp kẹt.

Hoặc, cũng ở trường hợp này, huyết áp tâm thu giữ nguyên, huyết áp tâm trương tăng từ 80 mmHg lên 110mmHg, hiệu số giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương lúc này là 130-110=20 (mmHg). Trường hợp này cũng khiến hiện tượng huyết áp kẹt xuất hiện.

Tham khảo:

https://www.instagram.com/phongkhamcareplus/

https://sites.google.com/site/phongkhamcareplus/

2. Những thông tin cơ bản về huyết áp kẹt mà bạn cần biết

2.1. Nguyên nhân của huyết áp kẹt là gì? Cách nhận biết như thế nào?

Lý do xảy ra huyết áp kẹt:

- Do bị mất máu nội mạch: Biến chứng của sốt xuất huyết hay suy tim dịch thoát ra khỏi lòng mạch hoặc do bị chấn thương.

- Do các bệnh lý về van tim mà đa số là do hẹp van động mạch chủ và hẹp van hai lá. Trong bệnh cảnh hẹp van động mạch chủ, ở thất trái giảm lượng máu tống ra làm cho huyết áp tâm thu giảm. Ngược lại, trong hẹp van hai lá, huyết áp tâm trương lại bị tăng lên do máu ở thì tâm trương bị ứ đọng. Một trong 2 hiện tượng này xảy ra đều làm xuất hiện huyết áp kẹp.

- Do các bệnh lý khác liên quan đến tim như suy tim, cổ trướng, tim bị chèn ép vì tràn dịch ngoài màng tim...

Huyết áp kẹt khiến cho hiệu lực bơm máu của tim giảm gây nên tình trạng tuần hoàn bị ứ trệ hoặc giảm tuần hoàn. Biểu hiện:

- Đau đầu, hoa mắt chóng mặt, choáng váng.

- Cảm giác tức ngực khó thở, hơi thở ngắn, có thể hụt hơi.

- Suy giảm trí nhớ, khả năng tập trung kém và thỉnh thoảng xuất hiện cảm giác ớn lạnh.

- Tình trạng huyết áp kẹp kéo dài khiến suy tim do tạo ra lực cản ngoại vi lớn làm thất trái bị phì đại.

Tức ngực là một trong những biểu hiện của huyết áp kẹt

Xem thêm:

https://careplusvn.com/vi/kham-va-tam-soat-tim-mach-dinh-ky-tranh-nhieu-hau-qua-dang-tiec

2.2. Làm gì nếu bị huyết áp kẹp? và phòng ngừa huyết áp kẹt như thế nào?

Cách xử trí khi bị huyết áp kẹt:

- Dành thời gian thư giãn, nghỉ ngơi.

- Cố gắng hít thở sâu và đều.

- Không vận động quá sức để đảm bảo cho hoạt động của tim được điều hòa và ổn định.

- Đến thăm khám bác sĩ chuyên môn để được chỉ định dùng thuốc ổn định huyết áp kịp thời.

Phòng ngừa huyết áp kẹt như thế nào?Cách phòng ngừa huyết áp kẹt:

- Có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý.

- Kiểm tra và có biện pháp kiểm soát huyết áp thường xuyên.

- Tuân trị điều thủ các bệnh lý nói chung và bệnh lý về tim mạch nói riêng.

- Rèn luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày để nâng cao sức khỏe.

- Đến cơ sở y tế uy tín và chất lượng để thăm khám ngay nếu như có triệu chứng bất thường.

Huyết áp kẹt hay huyết áp kẹp cũng là một vấn đề vô cùng nan giải trong y học. Nó không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà hơn hết nó còn để lại những biến chứng nghiêm trọng cho tính mạng và sức khỏe con người. Không nên chủ quan và hãy tìm ngay bác sĩ ngay khi cảm thấy sức khỏe của mình xuất hiện vấn đề để được tư vấn điều trị và xử lý kịp thời.

Xem thêm: https://careplusvn.com/vi/kham-kiem-tra-suc-khoe-tong-quat-dinh-ky-gom-nhung-gi-o-dau-tot