TẠI SAO CẦN TIÊM PHÒNG TRƯỚC KHI MANG BẦU?
Có nên kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai? Nên ngưng sử dụng một số thuốc bao lâu trước khi mang thai? Ăn gì trước khi mang thai?… là những câu hỏi của những bà mẹ trước khi bước vào giai đoạn mang thai. Tương tự, cũng có rất nhiều bà bầu băn khoăn có nhất thiết phải tiêm ngừa trước khi mang thai không? Nếu không tiêm thì bé có thể gặp những nguy hại gì?
Có 4 lý do để chắc chắn rằng: chủng ngừa đầy đủ trước và trong thai kỳ là vô cùng quan trọng.
1. Phụ nữ có bầu và em bé thuộc nhóm có khả năng cao mắc bệnh truyền nhiễm
Khi mang bầu, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn bình thường, do đó, nguy cơ nhiễm bệnh của người mẹ cũng vì vậy mà gia tăng. Chính vì thế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo: tiêm phòng trước khi mang bầu và trong khi mang bầu là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa rủi ro cho người mẹ và trẻ nhỏ trong suốt thai kỳ.

2. Ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe trẻ nhỏ nếu mẹ bầu mắc bệnh truyền nhiễm trong thai kỳ
Nếu mẹ bầu không may mắc phải bệnh truyền nhiễm trong thai kỳ thì khả năng ảnh hưởng xấu tới bào thai rất cao, thậm chí có thể làm bào thai ngưng phát triển. Dưới đây là một số ví dụ cho thấy bào thai sẽ phải “hứng chịu” rất nhiều thiệt thòi nếu thai phụ mắc các bệnh nguy hiểm, thường gặp khi mang bầu như:
- Bệnh sởi: Nếu mẹ mang thai bị bệnh sởi thì thai nhi có thể bị dị dạng, thai chết lưu, sảy thai, sinh non.
- Bệnh quai bị: Nếu trong 3 tháng đầu hay 3 tháng cuối thai kỳ mà thai phụ mắc bệnh quai bị thì thai nhi có thể bị dị tật bẩm sinh, thậm chí thai chết lưu, sinh non.
- Bệnh rubella: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu thai phụ nhiễm virus rubella thì thai nhi có nguy cơ cao (90%) bị dị tật não, tim, tai, mắt hoặc ngừng phát triển.
- Bệnh thủy đậu: Nếu thai phụ bị thủy đậu ở giai đoạn sớm của thời kỳ mang thai (tuần thứ 8 – 20) thì bào thai có thể bị dị tật bẩm sinh. Nếu bị thủy đậu ngay trước hoặc sau khi sinh thì đứa trẻ có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu sơ sinh, thậm chí dẫn đến tử vong.
- Bệnh cúm: Bệnh này tuy không gây ra biến chứng nguy hiểm cho thai phụ nhưng lại có thể khiến thai nhi bị dị tật bẩm sinh, đặc biệt nếu bà bầu bị cảm cúm trong 3 tháng đầu mang thai.
- Bệnh viêm gan B: Trường hợp thai phụ bị nhiễm virus viêm gan B thì có khả năng lây cho con trong quá trình sinh nở. Nếu trẻ sơ sinh bị nhiễm virus viêm gan thì khả năng diễn tiến xơ gan, ung thư gan khi lớn lên rất cao.
Xem thêm: https://bacsy.webflow.io/bai-viet/viem-gan-b-va-tiem-ngua-viem-gan-b-nhung-dieu-can-biet
3. Trẻ nhỏ được thừa hưởng miễn dịch nếu người mẹ có chích ngừa
Việc tiêm phòng đầy đủ cho thai phụ cũng giúp bé sau khi lọt lòng được thừa hưởng miễn dịch thụ động từ mẹ. Trên thực tế, một số loại vắc xin có khả năng giúp thai nhi gia tăng sức đề kháng ngay từ khi còn trong bụng mẹ, đồng thời giúp bảo vệ trẻ trước các căn bệnh nguy hiểm trong những tháng đầu tiên sau khi lọt lòng.
Tham khảo:
>> http://www.blogtalkradio.com/drcareimplant
>> https://gitlab.com/drcareimplant
4. Vắc xin được khuyến cáo tiêm cho mẹ bầu trước và trong khi mang thai rất an toàn
Nhiều chị em phụ nữ trước và trong thời gian mang thai có tâm lý lo sợ việc tiêm vắc xin sẽ gây hại. Theo Bộ Y tế, nếu tuân thủ đúng các quy định về an toàn tiêm chủng, các loại vắc xin tiêm trước khi mang bầu rất an toàn, không gây hại cho mẹ và bé.
Bên cạnh đó, các loại vắc xin được khuyến cáo và cho phép tiêm trong thời gian mang thai (như vắc xin phòng cúm, vắc xin phòng viêm gan B, vắc xin phòng uốn ván) đều là các loại vắc xin tái tổ hợp hoặc vắc xin bất hoạt, không phải từ nguồn gốc vi khuẩn sống nên rất an toàn cho cả mẹ lẫn bé.

Chính vì thế, bạn không nên chỉ vì lo sợ thiếu căn cứ mà không chích ngừa – phương pháp chủ động bảo vệ mẹ và con trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN: TIÊM PHÒNG TRƯỚC KHI MANG THAI GỒM CÁC LOẠI VẮC XIN NÀO? Ở ĐÂU TỐT?