Kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ như thế nào cho đúng và đủ
Chăm sóc sức khỏe định kỳ hằng năm hay thường được gọi là kiểm tra sức khỏe định kỳ hiện nay ở nước ta vẫn chưa được mọi người quan tâm một cách đúng mực. Nhiều người vẫn còn thiếu thông tin về việc khám sức khỏe định kỳ và không biết kiểm tra như thế nào cho đúng và một năm phải kiểm tra mấy lần.
Ngày nay, cuộc sống ngày càng hiện đại, nhịp sống vội vã khiến chúng ta vô tình có các thói quen ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, ví dụ như: làm việc quá mức, thức khuya, ăn uống không khoa học, stress do công việc áp lực, dẫn đến nguy cơ mắc những bệnh về tim mạch, đột quỵ, xương khớp, ung thư ngày càng bị trẻ hóa.
Tham khảo:
https://accounts.eclipse.org/users/careplusprofile/
https://www.amazon.com/gp/profile/amzn1.account.AHPFGJ5HVGR4TMRQPLUIYLPU2W7Q
1. Kiểm tra sức khỏe định kỳ như thế nào cho đúng và đủ?
Kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ là việc rất quan trọng và thiết yếu, giúp phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ gây bệnh nhằm có phương án chữa trị kịp thời và phòng chống bệnh hiệu quả hơn.
Theo lời khuyên của các bác sĩ thì khám sức khỏe định kỳ nên được thực hiện ít nhất mỗi năm 1 lần. Thế nhưng, cũng còn tùy thuộc vào từng trường hợp, độ tuổi, tiền sử gia đình mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và chỉ định phù hợp.

Thông tin liên quan:
https://afamily.vn/phong-kham-careplus-ra-mat-chi-nhanh-quan-1-20210106200502745.chn
2. Khám sức khỏe tổng quát bao gồm bao nhiêu hạng mục?
Khám sức khỏe định kỳ là một quá trình gồm thăm khám, xét nghiệm cho tới những dịch vụ cận lâm sàng toàn diện nhằm tầm soát phát hiện sớm những nguy cơ bệnh lý ngầm ẩn.
Thông thường, 1 gói khám sức khỏe tổng quát gồm:
- Kiểm tra thể lực, kiểm tra mạch, đo huyết áp, cân nặng, chiều cao, chỉ số BMI
- Khám nội tổng quát giúp phát hiện sớm những bệnh như tim mạch, hô hấp, nội tiết, tiêu hóa...
- Xét nghiệm máu: đường huyết (glucose), chức năng thận, viêm gan, tiết niệu, mỡ máu…
- Xét nghiệm nước tiểu
- Điện tim
- Siêu âm tuyến giáp
- Chụp phim X-quang ngực
- Siêu âm bụng tổng quát
- Siêu âm tuyến tiền liệt (Đối với bệnh nhân Nam)
- Đo mật độ xương bằng kỹ thuật DEXA (Nam/Nữ trên50 tuổi nên thực hiện)
- Soi cổ tử cung (Nếu là Nữ có gia đình)
Bài viết khác:
http://bacsy.webflow.io/bai-viet/giai-dap-thac-mac-noi-soi-da-day-co-dau-khong
Các hạng mục khám có thể thay đổi tùy thuộc nhu cầu, độ tuổi, tiền sử gia đình, các gói khám hoặc tùy vào chỉ định thêm của bác sĩ nếu thực sự cần thiết để chẩn đoán bệnh.

3. Một số lưu ý khi đi khám sức khỏe tổng quát
Khi đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, bạn cần lưu ý một số việc sau để việc thăm khám được nhanh chóng và thuận lợi:
- Vui lòng không ăn sáng để kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu được chính xác;
- Không sử dụng chất kích thích, thức uống chứa cồn;
- Phụ nữ đang trong giai đoạn hành kinh vui lòng chờ sau khi hết chu kỳ kinh từ 5 tới 7 ngày mới nên thực hiện khám;
- Phụ nữ có gia đình không nên quan hệ tình dục trước ngày khám;
- Nếu bạn đang mang thai vui lòng thông báo với nhân viên y tế và bác sĩ để không chụp X-quang;
- Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện bất thường, bác sĩ sẽ đề nghị thêm một số xét nghiệm hoặc cận lâm sàng chuyên sâu để chẩn đoán;
- Để không phải đợi chờ siêu âm quá lâu, bạn nên uống nhiều nước và nhịn tiểu cho tới lúc siêu âm bụng xong (Điều này nhằm giúp bác sĩ quan sát được toàn bộ bàng quang, tử cung, buồng trứng hoặc tiền liệt tuyến).
THAM KHẢO THÔNG TIN KHÁC:
https://careplusvn.com/vi/nhung-thac-mac-thuong-gap-khi-kham-suc-khoe-tong-quat