Chẩn đoán và cách điều trị hiệu quả suy tim cấp

Suy tim cấp là tình trạng những biểu hiện của hội chứng suy tim xuất hiện một cách đột ngột. Người bệnh cần được nhanh chóng đưa đi cấp cứu và hồi sức tích cực để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.

1. Suy tim cấp là như thế nào?

Suy tim cấp là khi hội chứng suy tim có những biểu hiện xuất hiện một cách đột ngột, cần có biện pháp cấp cứu khẩn cấp. Các triệu chứng bao gồm sung huyết phổi và có thể giảm cung lượng tim hệ thống. Hiện nay việc chẩn đoán và điều trị suy tim cấp đã có những tiến bộ vượt bậc.

Suy tim cấp có thể là phù phổi cấp hoặc sốc tim. Suy tim cấp nhập viện mới khởi phát chiếm 20%, còn lại là suy tim cấp mất bù trên nền suy tim mạn chiếm 80%. Vì vậy cần nhận định được bạn suy tim thể nào, nguyên nhân cũng như các yếu tố thúc đẩy đến suy tim cấp để có hướng điều trị thích hợp.

Suy tim cấp cần được cấp cứu kịp thời

Bài viết khác:

https://careplusvn.com/vi/nhung-thac-mac-thuong-gap-khi-kham-suc-khoe-tong-quat

2. Nguyên nhân dẫn đến suy tim cấp

2.1. Những biến cố khiến suy tim nặng lên nhanh chóng

- Rối loạn nhịp tim nhanh hoặc nhịp chậm nặng hoặc rối loạn dẫn truyền.

- Hội chứng mạch vành cấp.

- Biến chứng cơ học của hội chứng mạch vành cấp (vỡ vách liên thất, đứt dây chằng van hai lá).

- Thuyên tắc phổi cấp.

- Cơn tăng huyết áp cấp cứu.

- Ép tim.

- Bóc tách động mạch chủ.

- Phẫu thuật và những vấn đề chu phẫu.

- Bệnh cơ tim chu sinh.

2.2 Những biến cố khiến cho suy tim nặng lên từ từ

- Nhiễm trùng (bao gồm viêm nội tâm mạc nhiễm trùng).

- Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hoặc hen phế quản.

- Thiếu máu.

- Suy chức năng thận.

- Ăn kiêng không đúng cách hoặc không tuân thủ chế độ dùng thuốc.

- Do bác sĩ kê đơn (do kê đơn thuốc kháng viêm không steroid hoặc corticoid, tương tác thuốc,...).

- Rối loạn nhịp, nhịp chậm, rối loạn dẫn truyền nhưng không gây giảm nhịp tim đột ngột, nặng nề.

- Tăng huyết áp không kiểm soát được.

- Nghiện rượu và và các chất gây nghiện

Nghiện rượu khiến suy tim nặng lên từ từ

3. Triệu chứng

Dấu hiệu liên quan đến quá tải thể tích:

- Khó thở (khi gắng sức, kịch phát về đêm, khi nằm, hoặc lúc nghỉ); ho, khò khè.

- Bàn chân và chân khó chịu: phù, tê bì, lạnh

- Bụng khó chịu: đầy bụng, chán ăn

- Khi thăm khám sẽ thấy: ran ở phổi, tràn dịch màng phổi, phù ngoại biên (chân, vùng thấp), chướng bụng hoặc tăng vòng bụng, đau hoặc tức 1/4 bụng trên phải, gan to hoặc lách to, củng mạc vàng, tăng cân, tĩnh mạch cổ nổi, phản hồi gan tĩnh mạch cổ (+), tăng tiếng T3, tiếng T2 mạnh.

Triệu chứng liên quan đến giảm tưới máu mô:

- Mệt

- Thay đổi tri giác, ngủ gà ban ngày, ghi nhớ kém, mất tập trung, choáng váng, gần ngất hoặc ngất

- Lạnh tay chân, tái nhợt, huyết áp tụt

- Thăm khám sẽ thấy: chênh áp thấp hoặc áp lực mạch hẹp, choáng.

Tham khảo:

https://www.instagram.com/phongkhamcareplus/

https://www.behance.net/careplusvn

4. Điều trị suy tim cấp

Đánh giá bệnh nhân có tình trạng sốc tim hay suy hô hấp không, nếu có phải hồi sức tích cực và chuyển bệnh nhân đến ICU.

Những trường hợp suy tim cấp nhẹ hơn, đánh giá đường thở, thông khí và thở oxy cho bệnh nhân, đặt đường truyền tĩnh mạch và điều trị thuốc, đánh giá những dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân, theo dõi nước tiểu của bệnh nhân.

4.1. Phù phổi cấp

Một số yếu tố để đánh giá bệnh nhân phù phổi cấp:

- Bệnh sử, triệu chứng cơ năng và thăm khám triệu chứng thực thể

- Thực hiện xét nghiệm để để chẩn đoán và kết luận nguy cơ: Điện tâm đồ 12 chuyển đạo, X-quang ngực, siêu âm tim qua thành ngực, công thức máu, Ure máu, -Creatinine máu, điện giải đồ, men tim, khí máu động mạch.

- Các xét nghiệm xâm lấn chuyên sâu: thông tim, siêu âm tim qua thực quản, đặt catheter động mạch hệ thống hoặc phổi cần thiết trong những bệnh cảnh lâm sàng nặng, phức tạp.

Các hướng điều trị như:

- Thở Oxy.

- Đặt đường truyền tĩnh mạch và tiêm các thuốc như: lợi tiểu Furosemide, Nitroglycerin, Morphine Sulfate. Truyền thuốc vận mạch như Dobutamin, Dopamin khi huyết động không ổn định.

- Đặt nội khí quản và giúp thở bằng máy nếu máu giảm Oxy nặng không đáp ứng điều trị và có toan hô hấp.

- Hỗ trợ tuần hoàn bằng phương pháp cơ học.

- Siêu lọc máu.

- Điều trị nguyên nhân dẫn đến phù phổi cấp.

- Sau khi bệnh nhân ra khỏi cơn phù phổi cấp, cần có cách xác định nguyên nhân để điều trị lâu dài.

4.2. Sốc tim

Các tổn thương tim dẫn đến sốc tim có thể ở cơ tim, van tim, buồng tim hoặc do nhịp tim đập loạn. Ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp, 80% nguyên nhân sốc tim là do tổn thương cơ tim, chỉ 20% do yếu tố cơ học như thủng vách liên thất, hở 2 lá cấp.

Đánh giá bệnh nhân sốc tim:

- Hỏi bệnh sử, khám thực thể.

- Đánh giá huyết động: huyết áp tâm thu < 90 mmHg kéo dài trên nửa tiếng, cung lượng tim có chỉ số < 1,8 lít/phút/m2 và áp lực đổ đầy thất trái > 20 mmHg.

- Các thăm dò cận lâm sàng cần làm: điện tâm đồ 12 chuyển đạo (đo cả chuyển đạo ngực bên phải), X-quang ngực, siêu âm tim, đo áp lực tĩnh mạch trung tâm, đặt ống Swan-Ganz, công thức máu, Ure và Creatinine máu, men gan, men tim, điện giải đồ, khí máu động mạch, Lactate máu, xét nghiệm về đông máu.

Các biện pháp điều trị bao gồm:

- Cho bệnh nhân thở Oxy.

- Đặt nội khí quản và giúp thở bằng máy nếu cần.

- Các thuốc vận mạch truyền tĩnh mạch: Dopamine, Dobutamine, Milrinone, Noradrenaline

- Đặt bóng đối xung động mạch chủ

- Dùng phương pháp cơ học, dụng cụ hỗ trợ thất, hệ thống màng trao đổi oxy ngoài cơ thể ECMO để hỗ trợ tuần hoàn.

- Nếu bệnh nhân sốc tim do nhồi máu cơ tim, Thực hiện mổ bắc cầu, nong và đặt Stent mạch vành để tái thông mạch vành.

Bệnh nhân có thể được yêu cầu thở Oxy trong trường hợp sốc tim

5. Điều trị tiếp theo

Tiếp tục điều trị nhằm cải thiện huyết động của bệnh nhân, thể tích và các triệu chứng lâm sàng của suy tim cấp. Sau đó, bệnh nhân được tiến hành điều trị suy tim mạn. Giảm thời gian chăm sóc tích cực cho bệnh nhân, điều chỉnh thuốc và theo dõi huyết động, cân nặng, thể tích dịch xuất nhập mỗi ngày cho bệnh nhân.

Suy tim cấp là vấn đề nội khoa gây nguy hiểm cho tính mạng, cần kiểm tra, chẩn đoán và xử trí nhanh chóng và kịp thời. Đồng thời, việc theo dõi bệnh nhân sau xuất viện gắn liền với chương trình quản lý bệnh và kế hoạch theo dõi của các bệnh viện, bác sĩ có vai trò chủ chốt trong việc giảm triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống, hạn chế nhập viện và phòng tránh tỉ lệ cơ tử vong cho người bệnh.

Số lượng người bệnh suy tim đang gia tăng theo từng ngày và tiến triển rất nhanh. Do đó, bệnh nhân cần tìm kiếm bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa chất lượng cao, uy tín là vô cùng cần thiết. Phòng khám quốc tế CarePlus đang là một trong những phòng khám quốc tế được nhiều gia đình lựa chọn. Chính vì tại đây có quy trình khám nhanh chóng, trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao. Vì thế, CarePlus đã nhanh chóng trở thành phòng khám quốc tế cung cấp đa dạng các dịch vụ ngoại trú chất lượng cao cùng mức giá phải chăng. Người bệnh sẽ được tư vấn giải thích chi tiết và theo dõi sát sao những chuyển biến bệnh.

CarePlus quản lý thông tin bệnh án của người bệnh theo một mẫu thống nhất. Điều này thuận tiện cho việc tìm kiếm và lưu giữ tài nguyên trên hệ thống. Đồng thời cũng thuận tiện cho nhân viên phòng khám thăm hỏi tình hình sức khỏe, nhắc nhở tái khám, xử lý những tình huống phát sinh cho bệnh nhân.

Để thực hiện những phương pháp để lập kế hoạch điều trị tốt nhất, xác định mức độ suy tim tối ưu và phù hợp với bệnh nhân nhất, phòng khám đã áp dụng hoàn toàn những hướng dẫn từ các tổ chức Tim Mạch lớn trên thế giới ví dụ như Hội Tim mạch và Trường môn Tim mạch Hoa Kỳ, Hội Tim mạch Châu  u. Riêng những bệnh nhân mắc suy tim giai đoạn muộn, CarePlus sẽ tổ chức hội chẩn để tìm ra những biện pháp điều trị tốt hơn hơn như: Tái đồng bộ, thiết bị hỗ trợ thất, ghép tim.

Xem thêm:

https://careplusvn.com/vi/kham-va-tam-soat-tim-mach-dinh-ky-tranh-nhieu-hau-qua-dang-tiec