Cách phát hiện sớm bệnh viêm gan B cấp tính
Viêm gan siêu vi B là một căn bệnh phổ biến trên diện rộng. Trong đó, Việt Nam là một nước có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất. Bệnh lý này có thể ngăn ngừa được, giảm nhẹ để lại biến chứng nguy hiểm cho gan. Tìm hiểu rõ ràng cách phát hiện sớm viêm gan siêu vi B để đề phòng chuyển thành viêm gan mạn tính khó điều trị.
1. Bạn có thể bị lây viêm gan B qua đâu?
Viêm gan siêu vi B là một bệnh phổ biến trên diện rộng. Bệnh gây ra bởi một loại virus (vi-rút HBV). Vi-rút này có thể lây lan thông qua đường máu, đường quan hệ tình dục; hoặc từ phụ nữ có thai lây truyền sang bé.
Vi-rút viêm gan B cấp tính được phát hiện ra trong dịch tiết của cơ thể như máu, tinh trùng và chất dịch nhầy âm đạo. Việc lây nhiễm viêm gan siêu vi B chỉ diễn ra khi các dịch của người bệnh tiết ra đi vào cơ thể của người khác.

Với hầu hết trẻ nhỏ, vi-rút viêm gan siêu vi B được lây nhiễm qua con đường chủ yếu như sau:
- Từ mẹ mang thai bị nhiễm viêm gan B lây truyền sang bé;
- Lúc nhỏ, trẻ bị nhiễm bệnh từ người khác qua các vết thương nhiễm trùng không được băng bó lại.
Đối với người lớn, viêm gan B cấp tính lây lan qua những cách phổ biến như:
- Không sử dụng bao cao su khi quan hệ với người mắc viêm gan B.
- Sử dụng chung các vật dụng cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng hoặc các vật dụng có thể dính máu.
- Sử dụng chung dụng cụ tiêm chích ma túy.
- Làm răng, xăm, xỏ khuyên, châm cứu tại những nơi dụng cụ không được diệt trùng đúng quy cách.
Bạn không thể nhiễm viêm gan B qua con đường như: ôm, ho, hắt hơi, bị côn trùng chích; dùng chung phòng tắm, phòng vệ sinh, dùng chung dụng cụ nấu bếp và chén đũa, tắm chung hồ bơi… Việc cho em bé bú sữa mẹ, nhất là những trẻ đã được tiêm chủng viêm gan B, thì an toàn.
Bài đọc liên quan: https://bacsy.webflow.io/bai-viet/lich-tiem-chung-day-du-nhat-cho-be-nho-theo-tung-thang-tuoi
2. Viêm gan B có thể chữa trị khỏi không? Viêm gan B để lại hậu quả gì?
Bệnh viêm gan siêu vi B có 2 loại: viêm gan B cấp tính hoặc mạn tính. Viêm gan B cấp tính thường mắc phải trong vòng 6 tháng từ khi vi-rút xâm nhập vào cơ thể. Người lớn có sức đề kháng tốt có thể tự chữa khỏi viêm gan B cấp tính và tạo miễn dịch với bệnh. Nếu thời gian nhiễm bệnh kéo dài thêm 6 tháng có nghĩa là người bệnh đã bị mắc viêm gan mãn tính.
Với viêm gan B cấp tính, có đến hơn 90% số trường hợp hoàn toàn khỏi. Gần 10% trường hợp diễn tiến sang viêm gan mạn tính, gây nên hệ quả cuối cùng là xơ gan hoặc ung thư gan.
3. Có vắc-xin phòng ngừa viêm gan B không?
Hiện nay đã có vắc xin phòng ngừa nên giảm đi rõ rệt số người nhiễm mới viêm gan siêu vi B.
4. Triệu chứng và chẩn đoán

Người bệnh viêm gan B có thể gặp phải các triệu chứng như:
- Chán ăn, mệt mỏi
- Nôn ọe, buồn nôn
- Vàng da
- Đau tức vùng gan (phần bụng phía trên, bên phải)
- Nước tiểu ít, sẫm màu
- Phân bạc màu
Tùy thuộc vào các triệu chứng bệnh kể trên, đi cùng tiền căn bệnh nhân có truyền máu, tiêm chích, quan hệ không có biện pháp an toàn trong vòng 6 tháng trở lại đây. Bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm xét nghiệm máu để chẩn đoán chính xác (xét nghiệm AST, ALT, bilirubin, HBsAg,…)
Tham khảo:
>> https://issuu.com/careplusvn
>> https://myspace.com/careplusvn
5. Cần làm xét nghiệm khi nào?
Kể cả khi không có triệu chứng mạnh mẽ, bạn cũng cần đi xét nghiệm viêm gan B nếu thuộc các trường hợp sau:
- Có cha mẹ hoặc người thân bị viêm gan B, bệnh gan hoặc ung thư gan.
- Từng có bạn tình bị viêm gan B hoặc đang sống cùng với người mắc viêm gan B mạn tính.
- Từng được truyền máu, chăm sóc y tế hoặc khám răng, xăm xỏ khuyên ở những cơ sở không uy tín.
6. Điều trị viêm gan B cấp như thế nào?
Với điều trị viêm gan B cấp tính, chủ yếu là điều trị hỗ trợ. Bệnh nhân cần tuân thủ các quy tắc sau để hạn chế sự sản sinh của vi-rút và bảo vệ gan:
- Nghỉ ngơi tuyệt đối trong thời gian có triệu chứng.
- Kiêng ăn chất béo, kiêng rượu bia.
- Có thể dùng thêm các thuốc bổ trợ gan.
Nếu bác sĩ có chỉ định thuốc điều trị viêm gan B, bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa thường xuyên và tái khám đúng hẹn. Điều quan trọng nhất là phải uống thuốc đều đặn. Nếu như bạn gặp khó khăn trong việc uống thuốc (ví dụ như gặp các tác dụng phụ khó chịu), đừng nên ngưng thuốc; hãy trò chuyện với bác sĩ của bạn trước.
Nếu bạn sử dụng các loại thuốc tự nhiên như thảo dược hoặc cổ truyền, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Vì có một vài loại thuốc thảo dược có thể gây ảnh hưởng đến gan hoặc khiến thuốc bạn đang uống mất tác dụng.
7. Bạn có thể phòng ngừa viêm gan B như thế nào?
Tiêm ngừa là cách tốt nhất để phòng tránh mắc viêm gan B. Những việc khác mà bạn có thể làm để ngăn ngừa sự lây nhiễm vi-rút viêm gan B bao gồm:
- Hạn chế tiếp xúc với máu: không dùng chung dao cạo, bàn chải đánh răng và các vật dụng cá nhân khác.
- Băng lại các vết thương hở và dùng thuốc sát khuẩn lau sạch các vết máu.
- Bỏ những đồ dùng vệ sinh cá nhân như khăn giấy; băng vệ sinh, băng cá nhân và bông băng đã sử dụng vào túi nhựa đóng kín.
- Dùng bao cao su và dầu bôi trơn khi quan hệ tình dục.
- Không dùng chung kim tiêm với bất kỳ ai.
- Xăm xỏ ở những nơi uy tín, đảm bảo tiệt trùng.
BÀI ĐỌC LIÊN QUAN: https://careplusvn.com/vi/tiem-phong-viem-gan-b-lich-tiem-va-dia-chi-chung-ngua-uy-tin-o-tphcm